Nếu bạn từng cầm trên tay một chiếc bình chữa cháy bất kỳ, bạn có thể sẽ nhìn thấy có rất nhiều ký hiệu đặc biệt riêng trên bình mà chưa hiểu các kỹ tự có có ý nghĩa là gì? Trong bài viết này, levu.vn sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết các ký hiệu bình chữa cháy phổ biến thường gặp để giúp bạn phân loại chính xác các loại bình pccc đơn giản bằng mã nhận biết thủ công.
- Bảng báo giá các loại bình chữa cháy chính hãng đạt chuẩn pccc
- Xưởng sản xuất biển báo an toàn pccc thiết kế theo yêu cầu trọn gói
1. Ký hiệu nhận biết bình chữa cháy
Thông thường để nhận biết bình chữa cháy theo từng chủng loại mẫu mà hay trọng lượng bên trong bình, ta thường xem kỹ hiệu model của bình để có thông số cụ thể đầy đủ nhất. Nhất là đối với các loại bình nhập khẩu vỏ bình ghi tiếng anh không có tiếng việt nên các xem model lại càng đạt hiểu quả.
Hãy cùng điểm danh một số model phổ biến ghi trên bình chữa cháy sau đây:
- Ký hiệu MT3 – MT5 – MT24: trong đó MT là ký hiệu bình khí CO2 và các số 3, 5, 24 là trọng lượng khí CO2 nén bên trong bình (được tính bằng kilogram).
- Ký hiệu MFZ1 – MFZ2 – MFZ4 – MFZ8 – MFZ35/MFTZ35: trong đó MFZ là ký hiệu bình bột khô dạng BC và các số 1, 2, 4, 8, 35 là trọng lượng bột BC hóa học nén bên trong bình.
- Ký hiệu MFZL1 – MFZL2 – MFZL4 – MFZL8 – MFZL35/MFTZL35: trong đó MFZ là ký hiệu bình bột khô dạng ABC và các số 1, 2, 4, 8, 35 là trọng lượng bột ABC hóa học nén bên trong bình.
- Ký hiệu TMK-VJ-ABC: là mã nhận diện riêng của bình pccc dạng bột thương hiệu Tomoken
- Ký hiệu TMK-VJ-CO2: là mã nhận diện riêng của bình chữa cháy Tomoken dạng khí CO2
- Ký hiệu ES2 – ES3 – ES4 – ES6: trong đó ES là từ viết tắt và cũng là ký hiệu riêng của bình chữa cháy Ecosafe, các số 2, 3, 4, 6 là dung tích dung dịch nước D.T.E bên trong bình (được tính bằng lít)
2. Ký hiệu các loại bình chữa cháy
Có rất nhiều các chủng loại bình cứu hỏa khác nhau trên thị trường hiện nay, để cho ngắn gọn thì levu.vn xin được tóm tắt về phân loại của 2 mẫu bình chữa cháy thông dụng nhất theo cách nhận diện dưới đây:
- Ký hiệu bình chữa cháy bột: không nói về model như đã mô tả bên trên, bình bột thường được ghi thêm trên vỏ bình là BC hoặc ABC là ký hiệu quả 2 loại chất chữa cháy bột bên trong bình. Bạn có thể xem bảng so sánh công dụng của bột BC với bột ABC ở bài viết này: https://thietbipccc.net/so-sanh-binh-chua-chay-bot-voi-binh-khi-co2/
- Ký hiệu bình chữa cháy co2: loại này thì đơn giản hơn, trên bình CO2 phía dưới nhãn hiệu thường sẽ ghi luôn chữ CO2 to đùng hoặc đôi khi là chữ Carbon Dioxide (từ đầy đủ của CO2)
3. Ký hiệu bình chữa cháy trên bản vẽ
Ngoài các ký tự ghi trên bình chữa cháy, trong trường hợp bạn gặp phải bản vẽ sơ đồ về pccc thì cũng có thể nhận diện ký hiệu bình chữa cháy trên bản vẽ theo hình ảnh dưới đây:
Các ký hiệu trong bản vẽ này cộng thêm bột chút kinh nghiệm về cách đọc sơ đồ thoát hiểm tòa nhà thì bạn có thể nhận định chính xác vị trí khu việc có lắp đặt bình chữa cháy ngay trên bản vẽ, thường có dán ở cầu thang hoặc cửa thoát hiểm các tòa nhà, khu vực rộng lớn.
4. Ký hiệu nơi lắp đặt bình chữa cháy
Ở phần này nếu nói là ký hiệu thì cũng chưa hẳn, đây chủ yếu là một icon kèm nội dung bảng hiệu dán chỉ dẫn khu vực vị trí có đặt bình chữa cháy. Thông thường các mẫu bảng này vẫn thường thấy trong các nhà xưởng quy mô lớn để nhìn từ xa mọi người có thể dễ dàng định vị được những nơi đặt bình pccc phía dưới, giúp dễ dàng di chuyển đến đó lấy bình sử dụng khi có sự cố.
5. Ký hiệu các thông số ghi trên vỏ bình
Khi xem thông số kỹ thuật ghi trên tem nhãn dán ngoài thân mỗi bình chữa cháy, bạn có thể thấy nhiều đơn vị tính hơi lạ hay các ký tự hiếm gặp có thể bạn chưa biết. Hãy xem qua lý giải một vài đơn vị dưới đây nhé:
- Bar: Là đơn vị tính áp suất nén bên trong bình
- Mpa: Cũng giống như Bar nhưng là đơn vị quy đổi lớn hơn. 1Mpa tương đương với 10Bar
- …B-C/B.C: thể hiện công suất chữa cháy (ví dụ 2A-55B-C / 4A.144B.C)
- Dấu ± (dấu cộng bên trên trừ bên dưới): thể hiện sai số thống kê của một đại lượng đo.
- Dấu ≥: thể hiện thông số đơn vị lớn hơn hoặc bằng
- Dấu ~: Thể hiện đơn vị xấp xỉ gần đúng, có sai lệch không chính xác
6. Ký hiệu trên đồng hồ bình chữa cháy
Trên đồng hồ bình chữa cháy bột chỉ có một ký hiệu duy nhất là Mpa nhưng chia thành 3 phần với 3 khoảng khung thông tin khác nhau được hiểu như sau:
- Kim đồng hồ chỉ vạch đỏ: 0Mpa => áp suất trong bình = 0 (mức không hoạt động)
- Kim đồng hồ chỉ vạch xanh: 1.2Mpa => áp suất trong bình ~1.2 (mức hoạt động hiệu quả trung bình 1.2-1.45Mpa)
- Kim đồng hồ chỉ vạch vàng: 2.5Mpa => áp suất trong bình ~2.5Mpa – mức cao, bình vẫn có thể hoạt động (trong trường hợp này nên xả bớt khí nén hoặc di chuyển bình đến khu vực mát mẻ tránh nhiệt độ cao)
*Lưu ý: bình CO2 không có đồng hồ và ký hiệu này chỉ áp dụng đối với các mẫu bình chữa cháy có đồng hồ đo áp.
7. Nhãn hiệu bình chưa cháy phổ biến
Vị trí đóng dấu nhãn hiệu của bình thường nằm trên cùng to và rất dễ nhìn thấy để nhận biết tên thương hiệu sản xuất ra chiếc bình đó. Hãy cùng điểm danh một vài tên nhãn hiệu phổ biến có uy tín nhiều năm được tin dùng trên thị trường hiện nay nhé.
A. Nhãn hiệu bình nhập khẩu Trung Quốc
Vị trí nhãn hiệu bình chữa cháy hàng giá rẻ nhập khẩu China thường nằm phía trên cùng góc trái có kèm logo nhà sản xuất. Bình Trung Quốc có rất nhiều nhãn hiệu khác nhau có thể nói đến như: JS, JIS, Renan, SJ Powder, NAXF, AFO, AHI fire, Yongjin, Sri, firestar, STCC,…
B. Nhãn hiệu bình sản xuất tại Việt Nam
Vị trí của các thương hiệu bình chữa cháy Việt Nam thường nằm trên cùng chính giữa hiển thị lớn rất dễ nhận biết, phía dưới bình cũng thường có thêm chữ Made in VietNam với định hướng là hàng chất lượng được kiểm định an toàn pccc theo mỗi lô sản xuất, có thể kể tên một số thương hiệu sản xuất bình chữa cháy hàng đầu Việt Nam như: Ecosafe, Vietlink – Dragon, Tomoken, Yamato
Để có được những phương pháp nhận biết ký hiệu bình chữa cháy phổ biến thường gặp chính xác qua 7 cách trên đây, có thể còn nhiều cách khách thú vị và dễ dàng hơn mà nội dung này vẫn còn thiếu, hãy để lại một bình luận phía dưới để đặt câu hỏi hoặc góp ý thêm để lan tỏa kiến thức cho mọi người bạn nhé. Chúc bạn một ngày tốt lành!