Câu hỏi thường gặp

Nếu bạn có câu hỏi nào về sản phẩm tại website, hãy để lại một bình luận phía dưới. Chúng tôi sẽ cập nhật các câu hỏi của khách hàng thường gặp tại đây.

FAQ – Câu hỏi thường gặp khi mua bình chữa cháy

Mua bình chữa cháy ở đâu tốt?

Bình chữa cháy là sản phẩm thiết bị pccc trang bị để bảo vệ cho sự an toàn của bạn, vì thế hay sử dụng các mẫu bình có chất lượng đảm bảo không nên mua đối phó hàng giá rẻ vì chúng ta không thể biết trước được những sự cố bất ngờ có thể xảy ra, nhưng có thể giảm thiểu tối đa nguy cơ khi sản phẩm luôn sẵn sàng để sử dụng. Vì thế hãy mua bình chữa cháy tại các cơ sở kinh doanh uy tín, có kinh nghiệm chuyên môn, hàng hóa có đủ các chứng nhận chất lượng theo tiêu chuẩn pccc tại Việt Nam.

Khi nào dùng bình chữa cháy co2?

Với tính năng dập lửa điện tuyệt vời, bình khí co2 hiệu quả khi dùng cho các khu vực có nhiều thiết bị điện vì loại bình này chữa cháy rất tốt ở điều kiện đám cháy từ thiết bị điện. Và có thể thấy ở các văn phòng máy tính, khu trung tâm kỹ thuật, phòng máy trong các công ty sản xuất, tiệm kinh doanh máy tính internet, công ty sản xuất điện tử, phòng thí nghiệm, khu vực có thiết bị điện nhiều.

Khi nào sử dụng bình chữa cháy bột?

Bình bột cứu hỏa có đặc tính đa dụng cao, an toàn khi sử dụng không gây nguy hiểm khi xịt trúng cơ thể, nhưng nhược điểm là dập lửa kém trên thiết bị điện và khi dùng xong bột không thấm nước rất khó vệ sinh sạch sẽ. Loại bình này rất nhiệu quả để chữa cháy xăng dầu nên hầu hết các cây xăng đều có lắp đặt loại này. Có thể dễ dàng nhìn thấy bình bột ở trong gia đình nhà ở, các khu vực công cộng, văn phòng công ty, kho xưởng, khu nhà trọ khách sạn cho thuê, khu vực nhà hàng quán ăn buôn bán.

Xe tải có phải trang bị bình chữa cháy không?

Lúc trước theo thông tư 57 tại Việt Nam thì xe từ 4 chỗ trở lên bắt buộc phải trang bị bình chữa cháy, tuy nhiên vì một số lý do nào đó thông tư này hiện nay đã không còn áp dụng và việc trang bị bình chữa cháy cho xe tùy thuộc vào nhu cầu an toàn của bạn và sẽ không bị phát tiền nếu xe không có bình chữa cháy. Trừ một số trường hợp xe chở xăng dầu, nhiên liệu, gas vẫn bắt buộc phải có.

Cách nhận biết bình chữa cháy còn hay hết như thế nào?

Bình chữa cháy cần được kiểm tra định kỳ 6 tháng 1 lần để đảm bảo lúc nào cần đều có thể lấy ra dùng được, việc kiểm tra có thể thực hiện rất đơn giản bằng mắt thường theo phương pháp nhận biết sau:

  • Đối với bình có đồng hồ: khi kim chỉ vạch đỏ nghĩa là không có áp suất bên trong, không thể sử dụng. Kim xanh là đạt, kim vàng áp cao nhưng vẫn dùng bình thường (bạn có thể để vào chỗ mát để áp suất giảm xuống)
  • Nếu bình không có đồng hồ: cách hiệu quả nhất là đem cân nếu trọng lượng nhẹ hơn quy cách nêu trên vỏ bình thì đã hết.
4 bước sử dụng bình chữa cháy

Tại sao bình chữa cháy màu đỏ?

Có thể dễ dàng phát hiện hầu như các mẫu bình chữa cháy đều có sơn màu đỏ, điều này có thể do lịch sử hình thành ứng dụng và quy định về màu sắc trong lĩnh vực phòng cháy chữa cháy. Màu đỏ vẫn thường được dùng để cảnh báo những trường hợp khẩn cấp vì 2 lý do sau:

  1. Màu đỏ là màu ít bị ánh sáng khúc xạ nhất. Trong điều kiện ánh sáng đầy đủ màu đỏ sẽ dễ được nhận ra và dễ gây chú ý nhất nên có thể giúp việc tìm kiếm trở nên dễ dàng hơn so với các màu sắc khác.
  2. Màu đỏ thường thể hiện cho tính cảnh báo, nguy hiểm và giống với màu ngọn lửa. Vì thế màu đỏ là màu thích hợp cho bình chữa cháy.

Tuy nhiên, màu đỏ không phải là màu duy nhất được sử dụng trên các bình chữa cháy mà còn các màu khác như xanh hay vàng xanh. Ví dụ tiêu biểu là thương hiệu Ecosafe sản xuất bình chữa cháy có màu xanh lá.

Vì sao bình chữa cháy khi bảo quản phải để thẳng?

Bạn có thể thấy thiết kế của bình chữa cháy có đế đặt luôn theo phương thẳng đứng, thiết kế tay cầm phía trên giúp bạn dễ dàng cầm vào khi cần thiết để sử dụng ngay được. Dưới chân đế có lớp vỏ dày hơn, một số loại có khay chống rỉ sét để tránh hư hại khi dính nước. Vốn dĩ bình đã được thiết kế để đặt theo chiều thẳng đứng, vì vậy việc để thẳng sẽ giúp ta dễ dàng thao tác khi cần và đảm bảo độ bền của bình cao hơn.

Khi nào cần nạp bình chữa cháy?

Bình chữa cháy mới cần được nạp lại sau 1 năm và bình chữa cháy sau khi đã nạp lại hoặc sau khi sử dụng lần đầu tiên thì nên nặp lại sau 6 tháng. Việc này được nêu rõ ở phần thời gian bảo hành sản phẩm, khi hết bảo hành bạn nên nạp lại bình để đảm bảo hiệu quả an toàn, giá nạp lại cũng không cao nên không phải là vấn đề lớn.

Biên bản cấp tem kiểm định đối với bình chữa cháy Ecosafe Việt Nam (ảnh minh họa)

Mỗi chủng loại bình trong bảng so sánh giá phía trên có cấu tạo được thiết kế với nhiều ưu điểm và nhược điểm khác nhau phục vụ dành riêng cho nhiều mục đích khác nhau.

Khoảng cách bố trí bình chữa cháy là bao nhiêu?

Sẽ chẳng là gì nếu việc lắp đặt bình cứu hỏa không mang lại hiệu quả dập lửa thực tế, vì vậy hãy cùng tham khảo một vài phương pháp an toàn khi trang bị dưới đây nhé:

  • Hãy cố gắng giữ khoảng cách với nhau trung bình trên là 80m2 là 2 bình pccc xách tay
  • Luôn đảm bảo bình được bảo dưỡng kiểm tra thường xuyên để sẵn sàng lấy ra sử dụng
  • Lựa chọn chủng loại bình có thành phần dung dịch chữa cháy tương ứng với khu vực lắp đặt
  • Lưu ý: nên tham khảo các video cách thử nghiệm để đánh giá tình trạng bình hoạt động một cách hiệu quả tốt nhất
Giá thành bình chữa cháy giá bao nhiêu tiền?

Quy định bao nhiêu m2 1 bình chữa cháy?

Thông thường các cở sở kinh doanh nhỏ hay nhà ở dân dụng thì việc bố trí bình chữa cháy được khuyến khích là để ở những nơi thoát hiểm, dể lấy, dễ nhìn thấy và có lối thoát an toàn khi tham gia dập lửa. Còn đối với công ty doanh nghiệp hay các xưởng nhà máy sản xuất công nghiệp quy mô bắt buộc phải trang bị bình và hệ thống pccc thì quy định về việc bố trí bao nhiêu mét vuông sẽ tùy thuộc theo bản thiết kế khu vực theo tiêu chuẩn TCVN 3890:2009 bạn có thể tham khảo về quy chuẩn này tại đây: https://www.xmax.vn/file/TCVN-3890-14-10-21.pdf

Cách nhận biết bình chữa cháy còn hay hết hạn sử dụng?

Bình chữa cháy được nhận biết có còn sử dụng được nữa hay không có nhiều cách khác nhau, trong đó phần này levu hướng dẫn bạn cách kiểm tra thủ công đơn giản có thể tự làm được không dùng máy móc.

  1. Đối với bình bột: bình có đồng hồ bạn chỉ cần nhìn kim chỉ vạch xanh hoặc vàng là dùng được, vạch đỏ là bình đã hết.
  2. Đối với bình khí: bình không có đồng hồ nên bạn đem đi cân xem trọng lượng bình. Trên vỏ bình có ghi trọng lượng bình nếu khi cân trọng lượng tụt so với thông số là bình đã vơi đi.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *