Bình chữa cháy là một thiết bị an toàn trong các trường hợp chữa cháy khẩn cấp tiện lợi mang tính kịp thời. Cấu tạo bình chữa cháy mỗi loại được thiết kế giúp mang lại hiệu quả dập lửa tối đa tương ứng với mỗi nhu cầu cụ thể. Hãy cùng LEVU Việt Nam tìm hiểu qua cấu tạo các mẫu bình chữa cháy phổ biến trên thị trường hiện này nhé!

Cấu tạo bình chữa cháy cầm tay loại nhỏ
Bình chữa cháy xách tay là loại bình nhỏ thiết kế dễ cầm thao tác trực tiếp trên tay loại phổ biến thường chứa khí CO2, bột khô hoặc dung dịch foam gốc nước phù hợp dập lửa đám cháy nhỏ. Ví dụ: bình MT3 (CO2 3kg), MFZ4 (bột 4kg). Các mẫu bình chữa cháy cầm tay loại nhỏ thông thường sẽ có cấu tạo chung gần giống nhau gồm:
1. Vỏ bình:
- Làm từ thép hợp kim hoặc thép carbon độ dày 2-4mm, hình trụ đứng bên ngoài sơn tĩnh điện màu đỏ chống gỉ.
- Dung tích: 1-9kg/lít (tùy loại chất chữa cháy) tổng trọng lượng giao động trong khoảng 4-16kg.
2. Cụm van:
- Làm từ đồng thau hoặc thép gồm van xả (kiểu bóp cò hoặc vặn) có tay cầm, chốt an toàn bằng chì hoặc nhựa.
- Ống ren kết nối với ống dẫn sâu bên trong bình.
3. Ống dẫn:
- Ống nhựa cứng dài 30-50cm dẫn chất chữa cháy từ đáy bình lên vòi phun thông qua áp suất nén.
4. Vòi phun:
- Loa phun (CO2): Hình nón lớn bằng nhựa và kim loại nối liền qua ren để phun khí lạnh carbon dioxide (-79°C).
- Đầu phun (bột, nước): Dạng ống nhỏ phun bột mịn hoặc tia nước.
5. Chất chữa cháy:
- CO2 (MT): Khí nén CO2 hóa lỏng áp suất 15-17 MPa.
- Bột khô (MFZ): Bột ABC/BC áp suất 1.2-1.6 MPa nhờ khí N2.
- Gốc nước (Foam): Dung dịch foam AFFF gốc nước áp suất 0.7-1.2 MPa.
6. Nhãn mác nhận biết:
- Ghi thông tin mã bình (MT3, MFZ4), áp suất, hướng dẫn sử dụng, công năng chữa cháy.
Cấu tạo bình chữa cháy xe đẩy loại lớn
Bình chữa cháy xe đẩy là loại bình lớn có bánh xe để di chuyển chứa lượng chất chữa cháy nhiều hơn, dùng cho đám cháy lớn hơn. Ví dụ: MTT24 (CO2 24kg), MFTZ35 (bột 35kg).
1. Vỏ bình:
- Làm từ thép hợp kim dày 4-6mm hình trụ lớn bên ngoài sơn đỏ chống gỉ sét.
- Dung tích: 20-100kg/lít (tùy loại), tổng trọng lượng 50-150kg.
2. Cụm van:
- Làm từ đồng thau/thép gồm van xả (vặn hoặc bóp), tay cầm lớn hơn, chốt an toàn chắc chắn.
- Kết nối với ống dẫn dài bên ngoài. Phía đầu dây loa bình bột lớn còn có súng phun linh hoạt kết nối với ống dẫn.
3. Ống dẫn:
- Ống cao su hoặc nhựa gia cường dài 3-5m, linh hoạt để kéo xa gắn với vòi phun.
4. Vòi phun:
- Loa phun (CO2): Lớn hơn, kim loại, phun khí mạnh và xa (3-5m).
- Đầu phun (bột, nước): Ống phun áp lực cao, có thể điều chỉnh nhanh.
5. Chất chữa cháy:
- CO2: Khí nén (20-50kg) áp suất 15-17 MPa.
- Bột khô: Bột ABC/BC (35-100kg) áp suất 1.2-1.6 MPa nhờ bình khí N2 phụ.
- Gốc nước: Dung dịch foam (50-100 lít) áp suất 0.7-1.2 MPa.
6. Hệ thống xe đẩy:
- Khung sắt chịu tải sơn đỏ cùng màu bình có 2 bánh cao su lớn, khung được kết nối cố định với bình thông qua vít vặn có thể tháo rời (đường kính 20-30cm).
7. Nhãn mác:
Ghi mã bình (MTT24, MFTZ35), thông tin vận hành, hướng dẫn sử dụng, nhà sản xuất, cấu tạo thường lớn hơn bình xách tay rất nhiều.
Bảng so sánh cấu tạo bình chữa cháy cầm tay với xe đẩy
Bộ phận | Bình xách tay | Bình xe đẩy |
Vỏ bình | Nhỏ (1-9kg), thép mỏng hơn | Lớn (20-100kg), thép dày hơn |
Cụm van | Nhỏ gọn, thao tác tay đơn giản | Lớn hơn, chắc chắn hơn |
Ống dẫn | Ngắn (30-50cm), gắn trong bình | Dài (3-5m), linh hoạt bên ngoài |
Vòi phun | Nhỏ, tầm phun 1-2m | Lớn, tầm phun 3-5m |
Chất chữa cháy | Ít (1-9kg/lít) | Nhiều (20-100kg/lít) |
Khung di chuyển | Không có, cầm tay | Có xe đẩy, bánh xe và tay cầm |
Với một số thông tin so sáng sự khác nhau giữa 2 loại bình chữa cháy xe đẩy với bình cầm tay trên đây, ta có thể dựa vào nhu cầu lắp đặt thực tế để lựa chọn hợp lý hơn.
Cấu tạo bình chữa cháy dạng bột
Bình chữa cháy bột là bình có chất chữa cháy sử dụng hợp chất chữa cháy có dạng bột khô tổng hợp có màu trắng và khô. Bột chữa cháy có tác dụng làm loãng không khí cháy xung quanh vật cháy nhằm dập tắt đám cháy. Bên trong bình có khí N2 tạo lực đẩy để phun bột ngăn chặn đám cháy ngay lập tức.
Cấu tạo bình chữa cháy dạng bột có dạng hình trụ. Bên ngoài bình bảo vệ bởi một lớp đúc bằng thép màu đỏ. Phần đầu bình có van khóa nhằm ngăn chặn quá trình rò rỉ khí bên trong ra. Khi bình được tái sử dụng, bạn có thể tháo cụm van để nạp lại bột vào trong.
Khi sử dụng, người dùng chỉ cần kéo van và xịt ngay vào đám cháy. Đặc biệt, để bảo quản bình chữa cháy khô, bạn nên lưu ý để nơi đặt bình. Vì cấu tạo là bột khô, vì thế mà nơi bảo quản nên tránh được hướng gió. Không khí và gió rất có thể sẽ thổi bay các bột mịn trong bình ra ngoài.
Bình chữa cháy dạng bột được rất nhiều hộ gia đình tin dùng. Ngoài ra, bình dạng bột hoàn toàn không dẫn điện và độc hại cho môi trường. Dựa vào nhiều tiêu chuẩn mà bình chữa cháy dạng bột có thể chia làm nhiều loại khác nhau.
Cấu tạo bình chữa cháy dạng Co2
Bình chữa cháy Co2 là bình dạng khí có cấu tạo bên ngoài cũng tương tự như bình chữa cháy khô về kích thước nhưng cũng dễ dàng phân biết khi nhìn vào vì bình đặc điểm bình CO2 không có đồng hồ đo áp, dây loa phun rất lớn nếu so với bình bột cùng kích thước và vỏ bình dày nên cầm lên sẽ khá nặng.
Cấu tạo bình chữa cháy bao gồm phần đầu cụm van xả, thân bình và vòi phun. Cụm van an toàn tự động kích hoạt xả bớt khí khi áp suất quá cao vượt mức an toàn, dây là bộ phận nhằm giảm rủi ro nổ do áp suất trong bình tăng lên cao.
Thân bình hình trụ có đầy đủ các thông tin về bình như hướng dẫn sử dụng, thông số, thành phần chữa cháy, công năng sử dụng, thông tin nhà sản xuất,… Thân bình được sơn màu đỏ giống với hầu hết các bình chữa cháy khác.
Bên trong bình chữa cháy CO2 là khí lạnh carbon dioxide hóa lỏng ở nhiệt độ âm. Nhiệt độ này tạo ra sự đóng băng của ngọn lửa ngăn lửa đang cháy. Khí Co2 được sinh ra sẽ loại bỏ oxy xung quanh đám cháy và dập tắt lửa ngay lập tức. Loại khí này sẽ tự động tiêu hủy hoàn toàn mà không để lại tác hại nào cho môi trường.
Bộ phận quan trọng khác với bình bột khi nhìn vào chính là vòi xịt. Đây là bộ phận trực tiếp đưa khí trong bình ra ngoài. Vòi được làm từ nhựa cứng cách nhiệt nhằm giảm rủi ro bỏng lạnh xảy ra trong quá trình chữa cháy. Giá bình chữa cháy khí thường cao hơn so với bình bột.
Bình chữa cháy bọt foam có cấu tạo thế nào?
Bọt foam là loại bọt dùng gồm các thành phần là dung môi hữu cơ gốc nước, chất ổn định bọt và chất ức chế ăn mòn. Bọt và nước sẽ được trộn cùng nhau để tạo thành một dung dịch foam sau quá trình cô đặc. Các thành phần này sẽ làm ngọn lửa mát đi và dần bị dập tắt. Nó sẽ bao phủ nhiên liệu dẫn cháy đồng thời ngăn chặn sự tiếp xúc với oxy. Từ đó quá trình cháy sẽ được ức chế một cách tối đa.
Về cấu tạo, bình chữa cháy bọt foam có thiết kế tương tự 2 loại bình trên. Tuy nhiên, điểm đặc biệt trong cấu tạo bình chữa cháy này là khí đẩy và ống dẫn nối. Ống dẫn trong bình sẽ được liên kết trực tiếp với cụm van xả ở bên ngoài bình. Khi người dùng bóp vòi để xịt cháy, bọt foam trong bình sẽ truyền ra ngoài thông qua đường này.
Bình chữa cháy bọt foam có nguyên lý và cách thức sử dụng vô cùng đơn giản. Bình sử dụng bọt để tiếp xúc với đám cháy và tách lửa ra khỏi các bề mặt. Vì thế mà số lượng chất cháy cũng được giảm đáng kể. Bọt sau khi từ bình sẽ nhanh chóng tan biến và trả lại vị trí ban đầu của bề mặt. Vì thế mà bình chữa cháy dạng bọt foam rất thân thiện với môi trường khi sử dụng.
12 loại bình chữa cháy được dùng nhiều tại Việt Nam
Dựa trên các cấu tạo bình cứu hỏa cơ bản, bạn có thể xem thêm thông số chi tiết của từng loại bình pccc phổ biến đã được kiểm định tại Việt Nam theo các mẫu dưới đây:
Trên đây là thông tin về cấu tạo bình chữa cháy chi tiết gồm mấy phần bao gồm cấu tạo của mẫu bình bột, bình co2, bình chữa cháy foam, bình xách tay nhỏ, bình xe đẩy lớn,… và các loại bình pccc phổ biến hiện nay. Nếu bạn có thắc mắc khác hay để lại một bình luận bên dưới hoặc liên hệ hotline để LEVU Việt Nam được hỗ trợ bạn chu đáo hơn nhé!