Hướng dẫn thi công tấm lợp polycarbonate đặc ruột sẽ cung cấp những thông tin cụ thể về quá trình chuẩn bị và thực hiện việc lắp đặt cho mái lợp của bạn. Công việc này không quá phức tạp nhưng đòi hỏi sự chính xác cao để đảm bảo yếu tố về kỹ thuật cũng như thẩm mỹ cho công trình. Cùng levu.vn theo dõi bài viết dưới đây để có được những thông tin hướng dẫn cụ thể nhé.
- Bảng báo giá tấm lợp polycarbonate đặc ruột cao cấp
- Hướng dẫn lắp đặt tấm lợp poly rỗng ruột hiệu quả
- Cách lắp đặt tôn nhựa lấy sáng poly dạng sóng đúng cách
Hướng dẫn lắp đặt tấm lợp poly đặc ruột
Phần 1: Chuẩn bị
Phương pháp đơn giản nhất để lắp đặt các tấm lợp polycarbonate đặc ruột là sử dụng các thanh nẹp nối nhôm hoặc nẹp nhựa poly được thiết kế riêng để kết nối các tấm lại với nhau. Khi lắp đặt luôn kiểm tra kết cấu khung: xà gồ. Bạn phải xác định chiều rộng thích hợp của các tấm poly đặc để phù hợp với kết cấu thi công. Để lắp đặt 2 hoặc nhiều tấm polycarbonate trên một mái nhà, bạn sẽ cần chuẩn bị một số vật liệu cần thiết.
-
Tấm polycarbonate đặc ruột với kích thước và độ dày phù hợp
-
Thanh nối bằng nhôm hoặc nhựa tùy thuộc vào độ dày của bảng điều khiển
-
Thanh bọc U bằng nhôm hoặc nhựa tùy thuộc vào sự lựa chọn ưa thích của bạn
-
Vòng đệm và đinh vít để cố định các tấm vào cấu trúc mái lợp
Tấm lợp lấy sáng polycarbonate có rất nhiều kích thước và độ dày khác nhau nhưng thông thường bạn vẫn sẽ phải cắt tấm thành các kích thước phù hợp với kích thước và thiết kế mái lấy sáng của bạn.
Phương pháp cắt tấm polycarbonate đặc ruột như sau:
- Đo kích thước của tấm polycarbonate mà bạn yêu cầu và sử dụng cạnh thước thẳng, đánh dấu các đường cần cắt
- Sử dụng kẹp hoặc vật cố định để giữ mép tấm poly không bị dịch chuyển khi cắt
- Đặt tấm poly đặc trên mép cao hoặc kê các tấm gỗ bên dưới để dễ cắt hơn
- Bắt đầu đưa lưỡi cưa vào cắt, di chuyển lưỡi cưa đều và chậm rãi để có đường cắt đẹp và tránh bị bể cạnh
Phần 2: Thực hiện
Bắt đầu bằng việc đặt lần lượt các tấm lợp polycarbonate đặc đã chuẩn bị lên phần khung xà gồ của mái lợp. Hầu hết các nhà sản xuất khuyến nghị độ dốc tối thiểu là 5 độ. Điều này có nghĩa là đối với mỗi mét tấm chạy theo chiều ngang, nó sẽ có độ nghiêng khoảng 8 -10cm. Sau đó tiến hành lặp đặt cho phần mái lấy sáng.
- Lắp đặt tấm lợp polycarbonate lên hệ thống khung đỡ
- Kết nối các tấm bằng các thanh nẹp đặt ở giữa hai tấm đã được cố định trên thành xà gồ
- Cố định phần nẹp và các tấm poly đặc bằng vít chuyên dụng
- Tháo bỏ lớp màng phim bảo vệ ra
- Dọn dẹp sạch sẽ các vật thể trên mặt tấm poly lau chùi những vị trí dính bẩn
Tốt nhất chúng ta nên sử dụng thanh nhôm LA. đặt dọc theo đòn tay. Thanh LA sẽ đóng vai trò như một tấm đệm bảo vệ tấm nhựa poly khi bắn vít sẽ không bị lõm, nứt bể bề mặt tấm poly. Ngoài ra thanh LA sẽ giữ cho tấm poyl đặc không bị tốc mái khi gặp gió lớn.
Phần 3: Hoàn thiện và bảo trì
Kiểm tra lại các vị trí lắp đặt xem có chỗ nào bị hở không, các lỗ hở cần được trám keo silicone hoặc chất bịt kín chuyên dụng để đảm bảo không bị thấm dột khi trời mưa. Vệ sinh sạch sẽ bề mặt tấm poly đặc sau khi lắp đặt, nếu sử dụng chất tẩy rửa nên dùng loại không kiềm với hàm lượng nhẹ để không ảnh hưởng đến vật liệu.
Trong quá trình sử dụng cần xem xét các vị trí lắp đặt và nếu phát hiện rò rỉ nước hoặc vết hở thì cần khắc phục sớm để tránh các tác động liên quan. Làm sạch và lau chùi bụi bẩn thường xuyên trên tấm poly sẽ tránh được các vết bẩn cứng đầu gây ảnh hưởng đến lượng truyền sáng và tính thẩm mỹ của công trình.
Trong trường hợp bảo trì tấm lợp lấy sáng rỗng ruột nên đi lại phía trên ngay chỗ khung xà gồ để đảm bảo an toàn không làm cong vênh bề mặt.
Phần 4: Các lưu ý khi thi công
- Chọn độ dày tấm phù hợp và bán kính uốn cong cho phép
- Hướng bề mặt chống tia cực tím lên trên
- Dự trữ không gian phần đinh vít từ 0.5 – 1mm để dành cho giãn nở nhiệt và để ý độ sâu chèn đinh không được lõm xuống
- Không đặt tấm PC trên nền xi măng hoặc các vật dụng gồ ghề, sắc nhọn
- Làm sạch khung, giữ cho bề mặt phẳng mịn trong quá trình thi công
- Sử dụng miếng đệm dành cho đinh vít chuyên dụng để chống thấm dột
- Nếu cần đánh dấu trên vật liệu nên đánh dấu trên lớp màng bảo vệ, không dùng vật sắc nhọn để đánh dấu
- Khi cắt các phần thừa, giữ cho tấm poly được ổn định để tránh rung và không làm rách màng bảo vệ.
- Nhớ xé màng bảo vệ sau khi lắp đặt xong hoàn toàn, trong quá trình lắp đặt thì giữ lớp màng này để chống trầy xước
Phần 5: Phương pháp vận chuyển và bảo quản tấm poly đặc
Do tấm poly đặc được sản xuất với chiều dài lớn nên thường được cuộn lại để thuận tiện cho việc vận chuyển và lưu kho. Các tấm poly sau khi cuộn sẽ được vận chuyển bằng nhiều loại xe khác nhau do kích thước gọn và tùy vào số lượng để lựa chọn phương tiện phù hợp. Trọng lượng tấm poly đặc khá nặng nên sẽ khó mang vác hơn so với hai loại rỗng và tôn lấy sáng dạng sóng.
Tấm poly đặc có đặc tính cứng và chịu lực tốt nhất trong các dạng tấm poly nên việc bảo quản cũng sẽ dễ dàng. Các tấm đã được cuộn sẵn và chỉ cần dựng đứng tại những vị trí trống trải, tránh để kênh vì có thể sẽ khiến cuộn đổ xuống. Đối với các tấm nhỏ cắt lẻ thì nên dựng nghiêng hoặc đặt nằm xếp chồng lên nhau, không nên để bề mặt tấm poly tiếp xúc với các vật khác vì có thể bị trầy xước.
- Xem thêm: Bảng giá tấm lợp sinh thái Onduline chính hãng công nghệ mới
Video hướng dẫn thi công tấm lợp polycarbonate đặc ruột
Hướng dẫn thi công tấm lợp polycarbonate đặc ruột gồm các bước cơ bản có thể thực hiện tại nhà. Hy vọng nó sẽ giúp ích cho bạn phần nào trong việc lắp đặt mái lợp lấy sáng của mình. Do có trọng lượng nặng hơn so với hai loại poly rỗng và sóng nên khi thực hiện bạn nên có thêm sự trợ giúp để thực hiện nhanh chóng và an toàn hơn.