Cách lắp đặt tôn nhựa lấy sáng poly dạng sóng đúng cách mách bạn một số bước đơn giản để có thể thực hiện cho công trình mái lợp của mình. Sử dụng tấm poly tôn sóng để lợp mái là một giải pháp được nhiều người lựa chọn hiện này nhờ đặc tính bền, nhẹ và dễ thi công. Cùng levu.vn tham khảo một số bước lắp đặt tấm poly sóng cũng như các lưu ý cần thiết dưới đây để hỗ trợ tốt hơn cho việc lắp đặt của bạn nhé.
- Bảng báo giá tôn nhựa lấy sáng poly dạng sóng đa dụng
- Hướng dẫn thi công tấm lợp polycarbonate đặc ruột
- Hướng dẫn lắp đặt tấm lợp poly rỗng ruột hiệu quả
Cách lắp đặt tôn nhựa lấy sáng polycarbonate
Phần 1: Chuẩn bị
Cũng giống như các công việc lắp đặt khác, bạn cần chuẩn bị vật liệu và các dụng cụ cần thiết để thi công. Việc chuẩn bị kỹ lưỡng và đầy đủ sẽ giúp quá trình thi công của bạn sẽ diễn ra nhanh chóng và hiệu quả hơn.
Đối với vật liệu thì chắc chắn không thể thiếu các tấm nhựa lấy sáng poly dạng sóng với các thông số về màu sắc, độ dày và kiểu sóng được bạn lựa chọn để phù hợp với thiết kế nhà và nhu cầu của bản thân. Kích thước chiều dài tấm lợp nên chọn lớn hơn so với kích thước mái nếu có thể để hạn chế việc phải nối nhiều tấm với nhau.
Các dụng cụ để lắp đặt cũng rất thông dụng, có thể có sẵn ở trong nhà như:
- Búa
- Máy khoan
- Cưa cầm tay
- Dụng cụ bảo hộ
Ngoài ra, cần có những phụ kiện chuyên dụng đi kèm để đảm bảo tính kỹ thuật cho công trình lợp mái như đinh vít, thanh nối, keo silicone hoặc chất bịt kín chuyên dụng. Các phụ kiện này thường có sẵn tại nơi mua vật tư hoặc bạn cũng có thể mua tại các cửa hàng vật liệu gần nhà, tuy nhiên nên chọn loại đi kèm của vật liệu để đảm bảo hiệu quả cao.
Phần 2: Thực hiện
- Sử dụng cưa cầm tay để cắt các tấm theo chiều dài mong muốn. Hầu hết các tấm poly tôn sóng có chiều dài lớn nên thường không phải nối theo chiều dài. Cho phép tối thiểu là 46 cm nếu bạn cần chạy vòng để hoàn thành cuộc chạy
- Tiến hành lắp đặt các tấm nhựa poly sóng lên phần khung xà gồ. Đặt chúng trực tiếp lên xà gồ đã được gắn vào giàn mái, bắt đầu từ mép ngoài. Đóng hoặc niêm phong các đầu tấm poly bằng dải gỗ hoặc tấm nhựa ở mỗi đầu. Bạn cần xếp các tấm vừa phải, đúng góc để có thể lắp đặt mái che một cách chính xác
- Khoan mồi trước các lỗ trên các đường gờ của tấm poly sóng. Khoảng cách cho các lỗ trên các đầu và các cạnh của tấm nên từ 15 đến 20cm
- Bắt vít vào tấm poly sóng với các lỗ mồi đã được khoan sẵn và sử dụng vít chuyên dụng với vòng đệm cao su chống dột nước. Tiếp tục bắn vít qua mái cho đến khi nó được bao phủ hoàn toàn. Các tấm được bán vít vào mỗi đỉnh sóng thứ 3 ở cạnh và mọi đỉnh sóng trong vùng chồng lên nhau. Hãy nhớ rằng, chiều cao chồng lên nhau ít nhất là 15cm nên được giữ để đảm bảo việc đặt các tấm an toàn. Ngoài ra, vùng phủ sóng nên mở rộng ra một sóng ở bên cạnh.
- Hoàn thành mặt đối diện hoặc hướng xung quanh tương tự. Nếu mái nhà của bạn là 2 mặt (và không chỉ là một mái dốc duy nhất), hãy lặp lại việc lắp đặt ở phía bên kia của mái nhà và lắp một nắp tôn sóng khi bạn tiếp tục với các tấm nhựa poly khác
Phần 3: Hoàn thiện và bảo trì
Đối với một số khe hở sau khi lắp đặt xong có thể sử dụng keo silicone hoặc chất bịt kín để trám vào giúp chống thấm dột khi mưa lớn. Loại bỏ các mảnh nhựa nhỏ và rác bụi trên mái sau khi lắp đặt để tránh. Loại bỏ các phần dư thừa và dọn sạch các vật thể trên bề mặt tấm poly để đảm bảo thẩm mỹ cho công trình.
Bạn nên kiểm tra sau khi thi công xong và theo định kỳ để phát hiện những vị trí hư hỏng và kịp thời sửa chữa. Một số vị trí có thể bị hở hoặc các lỗ đinh có thể bị dột, đặc biệt là vào những thời điểm mưa lớn kéo dài. Do đó, cần theo dõi để thay thế các đinh vít mới hoặc trét các vị trí hở để loại bỏ thấm dột.
Khác với tấm poly rỗng và tấm lợp lấy sáng đặc ruột dạng phẳng thì tôn poly sóng có độ dày mỏng hơn rất nhiều nên cần được bảo trì thường xuyên để đảm bảo độ bền theo thời gian.
Phần 4: Các lưu ý khi thi công
- Các lỗ khoan phải lớn hơn khoảng 3-4 mm so với đường kính của trục vít để đảm bảo rằng các tấm có thể dễ dàng giãn nở hoặc co lại trong trường hợp thay đổi nhiệt độ
- Để lắp đặt chính xác hợp lý cho mái nhà, cao độ tấm poly ít nhất phải có độ nghiêng từ 5-10°
- Tấm polycarbonate tôn sóng nên được đặt sao cho mặt chống tia cực tím của tấm hướng lên phía mặt trời; nếu không, sẽ không có tác dụng bảo vệ chống lại bức xạ tia cực tím có hại
- Lắp đặt các tấm poly theo chiều ngược với hướng gió sẽ đảm bảo tốt hơn các vị trí cố định
- Không bắn đinh vít quá chặt vì có thể làm lõm bề mặt chỗ cố định gây ứ đọng nước và có thể làm dột mái
- Nên dùng các tấm lót bằng gỗ hoặc nhựa để đặt lên tấm poly khi thi công, không nên dẫm trực tiếp lên vì có thể làm hư hại bề mặt vật liệu
Phần 5: Phương pháp vận chuyển và bảo quản tôn polycarbonate
Tôn nhựa lấy sáng polycarbonate thường có kích thước khổ ngang không quá lớn và trọng lượng nhẹ nên có thể vận chuyển khá dễ dàng bằng các phương tiện thông thường. Có thể đặt nằm ngang chồng lên nhau để vận chuyển với số lượng lớn hoặc cuộn tròn lại theo chiều ngang nếu vận chuyển với số lượng ít.
Khi lưu kho và bảo quản tấm lợp lấy sáng poly sóng thì nên đặt chúng nằm ngang và xếp chồng lên nhau. Bảo đảm rằng giữa các tấm không có các vật thể nào để tránh làm hư hỏng vật liệu. Mặc dù có độ cứng và khả năng chịu lực tốt nhưng cũng không nên để vật nặng hoặc đứng lên trên các tấm poly sóng vì bề mặt của nó có thể bị trầy xước.
Video hướng dẫn lắp đặt tôn nhựa lấy sáng poly
Cách lắp đặt tôn nhựa lấy sáng poly dạng sóng đúng cách trên đây có thể sẽ hỗ trợ tốt cho bạn để hoàn thành một công trình mái lợp hoàn chỉnh. Việc thi công đòi hỏi tính tỷ mỷ và chính xác cao nên nếu bạn chưa thực sự tự tin thì có thể tìm đến các chuyên gia để được giúp đỡ. Hoặc bạn cũng có thể tự làm để có được những kinh nghiệm thi công cho bản thân mình dành các dự án khác.