Giếng trời là gì? Các siêu phẩm giếng trời lấy sáng đẹp

Giếng trời là gì? Các siêu phẩm giếng trời lấy sáng đẹp mang xu hướng hiện đại đang là lựa chọn hàng đầu cho các công trình xây dựng lớn nhỏ hiện nay. Cùng levu.vn tìm hiểu các thông tin về các thiết kế giếng trời phổ biến được làm từ nhiều loại vật liệu khác nhau như tấm nhựa polycarbonate, kính cường lực, tấm nhựa mica,…

>>Xem thêm: Giá bán tấm lợp lấy sáng giếng trời polycarbonate các loại phổ biến

Giếng trời là gì? Các siêu phẩm giếng trời lấy sáng đẹp

Giếng trời là gì?

Chắc chắn bạn đã thấy cấu trúc này ở nhiều nơi nhưng không phải ai cũng biết đó là giếng trời. Đây là tên gọi để chỉ một phần thiết kế mở của công trình xây dựng giống như các loại cửa sổ để lấy ánh sáng và thông gió. Tuy nhiên, nó thường được làm ở trên phần mái nhà để ánh sáng có thể truyền sáng trực tiếp xuống không gian công trình dưới nhà nên thường được gọi là giếng trời.

Giếng trời có tên tiếng Anh là Skylight với nhiều biến thể và kiểu thiết kế khác nhau từ mái vòm, hình vuông, chữ nhật cho đến kiểu đóng mở hoặc cố định. Vật liệu làm giếng trời thường là kính hoặc tấm nhựa với khả năng lấy sáng cao như tấm lợp lấy sáng polycarbonate, tấm mica.

Lợi ích khi làm giếng trời lấy sáng nhà ở?

Không chỉ là một phần không gian thiết kế đơn thuần mang đến nét trang trí độc đáo cho ngôi nhà mà giếng trời còn giúp mang lại nhiều lợi ích khác nhau cho gia chủ. Một số lợi ích rõ rệt nhất có thể kể đến như:

  1. Cung cấp nguồn ánh sáng tự nhiên cho ngôi nhà vào ban ngày
  2. Tạo không gian thoáng đãng, cởi mở hơn đặc biệt là đối với các ngôi nhà kiểu ống
  3. Điều hòa không khí giúp cho môi trường sống trong lành và gần gũi với thiên nhiên
  4. Có thể kết hợp với các khu vực tiểu cảnh để tạo nên khu vực trang trí sinh động
  5. Mang lại nét độc đáo, thu hút cho thiết kế nhà và tạo điểm nhấn đặc biệt cho các không gian phòng
  6. Giảm thiểu đáng kể chi phí chiếu sáng và thông gió cho ngôi nhà bạn
  7. Nguồn ánh sáng và không khí tự nhiên sẽ mang đến năng lượng tích cực để bạn làm việc mỗi ngày

Lợi ích khi làm giếng trời lấy sáng nhà ở

Cấu tạo của giếng trời gồm mấy phần

Giếng trời là một thiết kế thông suốt từ phần mái đến phần sàn nhà và hầu như không có cấu tạo gì đặc biệt. Tuy nhiên, để dễ hình dung chúng ta có thể chia giếng trời thành 3 phần bao gồm phần đấy giếng trời, thân giếng trời và đỉnh giếng trời.

  • Đáy giếng trời: là nơi thấp nhất mà giếng trời có thể chiếu sáng đến và thường là tầng thấp nhất của ngôi nhà. Phần đáy giếng trời thường được các gia chủ tận dụng với nguồn sáng tự nhiên để trang trí thêm các khu tiểu cảnh sinh động. Ngoài ra, đáy giếng trời có thể đặt tại phòng ăn hoặc phòng khách để lấy sáng tự nhiên cho việc sinh hoạt.
  • Thân giếng trời: bao gồm diện tích từ đáy cho tới đỉnh. Phần này thường sẽ được để trống để tạo điều kiện cung cấp nguồn sáng tốt nhất cho ngôi nhà. Ngoài ra, xung quanh các bức tường có thể trang trí thêm các loại cây cảnh hoặc giây leo để làm tăng tính thẩm mỹ cho không gian.
  • Đỉnh giếng trời: là thiết kế chính của cấu trúc giếng trời cũng là phần cao nhất và thường được kết hợp với phần mái nhà. Đỉnh giếng trời có cấu tạo gồm khung đỡ và tấm lợp bằng kính hoặc tấm nhựa lấy sáng như poly hoặc mica. Hình dạng đỉnh giếng không cố định và có thể tùy chọn sao cho phù hợp với nhu cầu và thiết kế của ngôi nhà.

Cấu tạo của giếng trời gồm mấy phần

Kích thước giếng trời phổ biến

Thông số kích thước của giếng trời sẽ phụ thuộc vào kết cấu của ngôi nhà và vị trí đặt giếng trời cũng như nhu cầu sử dụng của chủ nhà. Theo lời khuyên của các chuyên gia thì kích thước hợp lý của giếng trời là khoảng 4 đến 6 mét vuông. Điện tích này được coi là phù hợp với hầu hết các thiết kế nhà ở hiện nay và sẽ không ảnh hưởng nhiều đến tổng thể thiết kế của ngôi nhà.

Cũng theo cách tính trên thì cường độ ánh sáng và nhiệt độ của không gian ngôi nhà sẽ bị ảnh hưởng đáng kể bởi cấu trúc giếng trời. Do đó, theo quy luật thì kích thước giếng trời cần phải nhỏ hơn 5% diện tích sàn nhà đối với phòng thông thoáng có nhiều cửa sổ và nhỏ hơn 15% tổng diện tích mặt sàn đối với phòng kín có ít cửa sổ.

Ngoài kích thước chiều rộng và chiều ngang của giếng trời thì diện tích của giếng trời cùng cần phải phù hợp. Thông thường thì diện tích tối thiểu của giếng trời là 450x450cm và diện tích này sẽ phụ thuộc vào độ cao của trần nhà. Trần càng cao thì có thể điều chỉnh cho giếng trời rộng hơn. Có 2 loại nhựa polycarbonate dạng tấp phổ biến dùng làm giếng trời hiệu quả là tấm poly đặc ruột và tấm poly rỗng ruột đạt tỉ lệ xuyên sáng tốt đồng thời chống được tia uv từ mặt trời hiệu quả.

Kích thước giếng trời phổ biến

Các mẫu giếng trời đẹp thiết kế sáng tạo

Giếng trời cầu thang

Cầu thang là một trong những vị trí được lựa chọn phổ biến nhất để làm giếng trời lấy sáng. Cầu thang thường được đặt ở trung tâm của ngôi nhà nên khi đặt giếng trời tại cầu thang sẽ phân bổ nguồn ánh sáng đều cho toàn bộ không gian ngôi nhà.

Ngoài ra, tại vị trí chân cầu thang và các bức tường xung quanh cầu thang sẽ là nơi lý tưởng đễ kết hợp ánh sáng giếng trời với các loại cây cảnh, vật trang trí để làm nổi bật và tăng tính thẩm mỹ cho không gian của ngôi nhà. Với các mẫu giếng trời lợp kết hợp với mái tôn lợp sẵn có thể sử dụng tôn nhựa lấy sáng polycarbonate lợp giếng trời kết hợp để lấy ánh sáng theo từng khu vực mong muốn.

Giếng trời cầu thang

Giếng trời thông gió

Ngoài lấy sáng tự nhiên thì thông gió cũng là mục đích hàng đầu của giếng trời. Không khí tự nhiên sẽ được thông qua giếng trời để điều hòa cho ngôi nhà luôn thông thoáng, không bị bí bách và loại bỏ được các mầm bệnh ảnh hưởng đến sức khỏe.

Các lỗ thông gió của giếng trời được thiết kế để đảm bảo không để lọt nước mưa vào bên trong ngôi nhà đồng thời tạo thuận lợi cho không khí được ra vào luân phiên và thậm chí có thể hút hơi nóng bên trong căn phòng ra ngoài.

Giếng trời thông gió

Giếng trời nhà ống

Nhà ống là kiểu nhà thường có không gian kín và thiếu ánh sáng. Do đó, giếng trời là lựa chọn rất phổ biến cho nhà ống để lấy ánh sáng tự nhiên và điều hòa không khí tốt hơn cho không gian ngôi nhà. Đặc điểm của nhà ống thường khá cao nên thiết kế giếng trời có xu hướng mở rộng để tạo nguồn sáng đều xuống các tầng nhà.

Giếng trời dùng cho nhà ống có thể là loại cố định hoặc sử dụng mái di động. Phần mái di động có thể đóng mở để điều chỉnh lượng ánh sáng và thông gió cần thiết cho ngôi nhà. Có hai kiểu mái di động là kéo ngang hoặc kéo đẩy rao vào giống như cửa sổ.

Giếng trời nhà ống

Tôn lấy sáng giếng trời mái tôn

Tôn lấy sáng giếng trời mái tôn được được sử dụng rộng rãi tại nhiều nơi khác nhau với ưu điểm lấy sáng tốt, độ bền cao và dễ dàng thi công lắp đặt. Tôn lấy sáng làm giếng trời phổ biến nhất là tấm polycarbonate với khả năng chịu lực và chịu thời tiết tốt, có thể dùng ngoài trời nhiều năm mà không bị hư hại.

Tôn lấy sáng giếng trời mái tôn

Giếng trời trong nhà tắm

Giếng trời trong nhà tắm là kiểu thiết kế mới lạ, mang xu hướng thời thượng thường thấy tại các ngôi nhà hiện đại, ưa chuộng sự tinh tế và hài hòa. Thiết kế giếng trời này có tác dụng hiệu quả đối với các căn phòng tắm kích thước lớn, giúp cung cấp nguồn sáng tự nhiên và tạo cho không gian cảm giác thoáng mát, gần gũi hơn.

Giếng trời trong nhà tắm

Giếng trời phòng ngủ

Giếng trời đặt trong phòng ngủ là lựa chọn của những người yêu thích khung cảnh thiên nhiên và muốn tận dụng nguồn ánh sáng, không khí tự nhiên để làm cho không gian phòng ngủ trở nên thông thoáng và tràn đầy năng lượng. Loại giếng trời này thường được lắp thêm phần mái kéo để có thể tùy chỉnh đóng mở vào những thời điểm thích hợp.

Giếng trời phòng ngủ

Giếng trời cuối nhà ống

Giếng trời cuối nhà ống là kiểu thiết kế đặc trưng của các ngôi nhà mang xu hướng độc đáo và có khu vực tiểu cảnh để thư giãn. Vị trí này sẽ giúp giếng trời cung cấp nguồn sáng và thông gió tốt cho ngôi nhà cũng như đảm bảo được tính thẩm mỹ và nhất quán trong quá trình sử dụng.

Giếng trời cuối nhà ống

Trang trí giếng trời kết hợp hồ cá

Giếng trời có thể kết hợp cho các không gian trang trí bên dưới và hồ cá là một lựa chọn rất phù hợp. Ánh sáng và không khí tự nhiên từ giếng trời sẽ tạo ra hiệu ứng đặc biệt giúp cho không gian trang trí trở nên nổi bật và thu hút hơn. Ngoài ra, ánh sáng tự nhiên cũng giúp cho các sinh vật cảnh sống khỏe mạnh và tăng hiệu quả về mặt thẩm mỹ.

Trang trí giếng trời kết hợp hồ cá

Hình ảnh nhà cấp 4 có giếng trời

Ngoài các ngôi nhà kiểu ống thì các ngôi nhà cấp 4 cũng có thể sử thêm các thiết kế giếng trời. Mặc dù giếng trời không quá cần thiết đối với những căn nhà cấp 4 nhưng nếu biết cách kết hợp nó vẫn mang lại những hiệu quả tốt và vẻ thẩm mỹ cao cho ngôi nhà.

Hình ảnh nhà cấp 4 có giếng trời
Giếng trời đặt tại phòng làm việc
Hình ảnh nhà cấp 4 có giếng trời
Giếng trời tại cầu thang kết hợp tiểu cảnh
Hình ảnh nhà cấp 4 có giếng trời
Giếng trời lấy sáng cho hành lang lối đi
Hình ảnh nhà cấp 4 có giếng trời
Giếng trời đẹp tại phòng khách kết hợp cây xanh
Hình ảnh nhà cấp 4 có giếng trời
Giếng trời cung cấp ánh sáng lý tưởng cho cây xanh trong nhà
Hình ảnh nhà cấp 4 có giếng trời
Không gian nhà ở trở nên tươi sáng và trong lành hơn với giếng trời
Hình ảnh nhà cấp 4 có giếng trời
Giếng trời cạnh tường kết hợp với hình vẽ và các vật trang trí

>>Tham khảo: Tấm nhựa mica cao cấp dùng làm giếng trời lấy sáng hiệu quả

Giếng trời là gì? Các siêu phẩm giếng trời lấy sáng đẹp đã được chúng tôi chia sẻ đến bạn qua những thông tin trên đây. Hy vọng nó sẽ có ích cho bạn và giúp bạn hiểu rõ hơn về giếng trời cũng như những thiết kế giếng trời độc đáo, sáng tạo đang được ưa chuộng hiện nay. 

Trả lời

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *